Nghi thức Shinzen kekkon

Lễ phục

Trong lễ cưới, cô dâu mặc bộ kimono màu trắng gọi là shiromuku[2] và chú rể mặc áo kimono màu đen là montsuki, khoác áo haori và mặc quần hakama.[4]

Hoàng gia và quý tộc có trang phục riêng là Sokutai và Junihitoe (kimono 12 lớp).[1]

Lễ vật

Các lễ vật bao gồm muối, nước, gạo, sake, trái cây, và rau quả,... được để trên một bàn thờ lễ cưới..[2][5]

Trình tự nghi lễ

0TênCách tiến hành
1SanshinĐầu tiên cặp đôi sẽ đi qua sân đền vào phòng chờ hiện diện trước thần linh. Đi theo họ là các thần chủ và các vũ nữ dưới một chiếc ô màu đỏ.
2Haiden chakuzaSau khi mọi người ngồi xuống, cô dâu và chú rể ngồi trước mặt thần linh. Cô dâu ngồi bên trái và chú rể bên phải.[6]
3ShubatsuNghi thức thanh tẩy của thần chủ thực hiện với cặp đôi, xóa bỏ những tội lỗi của họ trong cuộc sống
4Saishu ichireiTất cả cúi đầu trước thần linh.
5KensenThần chủ đưa cho cặp đôi một lễ vật để dâng lên các vị thần.[7]
6Norito soujoThần chủ sẽ đọc “Norito” trước thần linh. Bài văn khẳng định cô dâu chú rể sẽ kết hôn và hạnh phúc cả đời.
7Sankon no giHọ sẽ uống rượu sake từ cùng một cốc để trao lời thề nguyện. Cô dâu uống trước chú rể.[8]
8Seishi soujoChú rể hoặc cô dâu (đôi khi cả hai) nói lời thề trước thần linh. Sau đó, các vũ nữ sẽ múa để xin thần ban phước cho cặp đôi và gia đình họ. Cặp đôi còn dâng một cành Tamagushi trước khi cúi đầu hai lần, vỗ tay hai lần và cúi đầu lần nữa để tỏ lòng biết ơn với các vị thần.[1]
9Shinzoku sakazsuki no giCác thành viên trong gia đình uống sake để thắt chặt tình thân. Thời xưa, họ uống chung một chén. Tuy nhiên, bây giờ mỗi người có một chén riêng và chỉ cần uống cùng một lúc.[9]
10TessenKhi thần chủ đưa các lễ vật dâng lên thần linh vào đầu buổi cho cặp đôi. Họ trân trọng chúng cả đời vì tin rằng những món đồ này rất thiêng liêng. Vào cuối buổi lễ, tất cả cùng cúi đầu trước thần.[10]